Huế Symphony – Bản giao hưởng Cố đô – một sự kiện âm nhạc đặc biệt sẽ diễn ra tại Nhà hát Sông Hương – Huế vào ngày 19 – 20/10.

Sự kiện hứa hẹn mang đến một trải nghiệm âm nhạc đẳng cấp, kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống.

Trước khi chương trình chính thức khai mai, PV có cuộc trò chuyện với ông Châu Lê – CEO của Bamboo Artists Agency (BAA) và là Giám đốc sản xuất của “Huế Symphony”. 

Chị Hằng biên tập - Huế Symphony: Khúc giao hưởng mới cho du lịch và văn hóa Cố đô - Ảnh 1.

* Ông có thể chia sẻ về cơ duyên và cảm hứng cho sự ra đời của Huế Symphony không?

– Khi tôi có cơ duyên được gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mời sản xuất đêm nhạc Đối thoại Trịnh Công Sơn – Tình yêu tìm thấy trong khuôn khổ Festival Huế 2024, tôi có cảm nhận được một điều gì đó rất thiêng liêng ở nơi này. Cùng với sự ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi có nhiều quyết tâm hơn khi góp sức xây dựng một đêm nhạc tại Huế, hướng đến trở thành một đêm nhạc mà bất kỳ ai đến Huế cũng không thể bỏ qua và khi nhắc đến thì đó sẽ là niềm tự hào của mỗi người dân Huế.

Từ những suy nghĩ đó, kết hợp với thế mạnh và kinh nghiệm của bản thân cũng như những điều kiện tại địa phương, đặc biệt một lần ghé vào trong nhà hát Sông Hương, một nơi rất lý tưởng để làm show. Chính vì lẽ đó, Huế Symphony đã được thai nghén và đang thành hình.

Huế Symphony: Khúc giao hưởng mới cho du lịch và văn hóa Cố đô - Ảnh 2.

* Với nhiều nguồn cảm hứng cũng như ý nghĩa đặc biệt với Huế như vậy, “Huế Symphony – Bản giao hưởng Cố đô” có điểm đặc biệt gì và quy mô như thế nào, thưa ông?

– Huế Symphony được đầu tư gần 3 tỷ đồng về kinh phí sản xuất, chưa bao gồm phần quảng bá, truyền thông và sẽ diễn ra trong hai đêm 19 – 20/10 tại Nhà hát Sông Hương. Điểm độc đáo của chương trình nằm ở sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống. Chúng tôi còn có những bản phối mới, làm mới các tác phẩm, và thậm chí còn sử dụng vĩ cầm sứ – một nhạc cụ độc đáo đến từ nghệ nhân, nhà chế tác Nguyễn Xuân Huy, người nắm giữ rất nhiều Kỷ lục Việt Nam.

Sự kiện quy tụ dàn nghệ sĩ tài năng và nổi tiếng, bao gồm Saxophonist Trần Mạnh Tuấn, nghệ sĩ sáo trúc Trần Khánh Tường, ca sĩ Đức Tuấn, Ngọc Khuê, Đào Mác, Bạch Trà, Xuân Định K.Y và DJ Huy Ngô. Đặc biệt, đêm nhạc còn có sự góp mặt của nghệ sĩ quốc tế Akari Nakatani – “nàng thơ” trong bộ phim Em và Trịnh cùng dàn nhạc giao hưởng Imagine Philharmonic được chỉ huy bởi nhạc trưởng Dustin Tiêu phối hợp cùng dàn nhạc giao hưởng Học viện Âm nhạc Huế cùng với sự tham giam ở vai trò giám đốc âm nhạc của nhà soạn nhạc hàng đầu Trần Mạnh Hùng.

Huế Symphony: Khúc giao hưởng mới cho du lịch và văn hóa Cố đô - Ảnh 3.

* Từng đảm nhiệm vị trí CEO tại M-TP Entertainment trong 4 năm, và hiện tại đã chuyển sang con đường khởi nghiệp với BAA – một công ty chuyên về đại diện và khai thác thương mại cho nghệ sĩ. Khi tổ chức “Huế Symphony – Bản giao hưởng Cố đô” ông và ê kíp có gặp khó khăn gì không?

– Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là vấn đề nhân lực dàn nhạc tại Huế. Hiện tại, chúng tôi vẫn phải phụ thuộc vào đội ngũ nhân sự từ TP.HCM và Hà Nội. Ngoài ra, chi phí vận chuyển và lưu trú cũng là một thách thức không nhỏ. Để có thể trình diễn thật ấn tượng, đêm diễn huy động gần 200 nhân sự, trong đó 100 nhân sự trình diễn. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phương và các đối tác tại Huế, giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn này.

Chị Hằng biên tập - Huế Symphony: Khúc giao hưởng mới cho du lịch và văn hóa Cố đô - Ảnh 4.

* Nhiều người lo ngại rằng việc bán vé có thể gặp khó khăn vì người dân Huế quen với các lễ hội miễn phí. Ông nghĩ sao về điều này?

– Trong đêm nhạc Đối thoại Trịnh Công Sơn – Tình yêu tìm thấy, rất nhiều khán giả đội mưa để thưởng thức đêm nhạc chất lượng thì tôi tin rằng người Huế rất sành điệu và chịu chơi. Họ sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm văn hóa chất lượng cao. Thực tế, khi mở bán vé, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các bậc tri thức, người am hiểu và sành về âm nhạc. Họ hiểu rằng không có sự ủng hộ nào thiết thực hơn việc mua vé sớm, đây cũng là lời động viên lớn cho toàn bộ ê kíp. 

Dịp 20/10 không chỉ thưởng thức đêm nhạc, khán giả sẽ còn được trải nghiệm nhiều dịch vụ chất lượng cao khác nhau nữa. Tôi rất muốn chia sẻ điều này với khán giả Huế và các đơn vị tổ chức những chương trình tương tự. Huế không thiếu những người rất biết thưởng thức, những người có goute và sẵn sàng chi tiêu nhiều cho những điều hợp lý. Đây là điều tôi cảm nhận rất rõ trong những tháng liên tục tiếp xúc và làm việc trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật tại đây.

Chị Hằng biên tập - Huế Symphony: Khúc giao hưởng mới cho du lịch và văn hóa Cố đô - Ảnh 3.

* Ông có chia sẻ lý do quyết định rẽ hướng sang tổ chức các sự kiện như Huế Symphony khi đã có tên tuổi trong làng nhạc?

– Đây là câu hỏi rất hay. Ai rồi cũng sẽ đến lúc ngộ ra được sứ mệnh của bản thân khi có mặt trên cuộc đời này. Tôi cũng không ngoại lệ! Chúng ta đã nghe nhiều về công nghiệp văn hóa, và tôi tin rằng đã đến lúc cần có sự chung tay góp sức để tạo nên những màu sắc khác nhau trong lĩnh vực này. Tôi muốn dấn thân, tiên phong và tạo tiền đề cho những sản phẩm văn hóa mới, đặc biệt là tại một vùng đất giàu truyền thống như Huế, như cách mà Hàn Quốc đã phát triển ngành công nghiệp văn hoá của họ từ cách đây 30 năm.

Tôi cảm nhận được sự may mắn của bản thân, có trải nghiệm trong một số môi trường nghệ thuật, giải trí hàng đầu. Hành trang đó tạo thêm cho tôi nhiều cảm hứng để bắt tay vào cùng góp sức đặt những viên gạch ban đầu cùng với chủ trương phát triển công nghiệp văn hoá đến 2030. Và tôi cảm thấy mình có duyên với vùng đất Huế, đây là nơi tôi sẽ dùng hết những hiểu biết, kinh nghiệm, mối quan hệ và kêu gọi tất cả mọi người cùng chung tay góp sức cho sự phát triển ngày càng năng động của nơi này.

Chị Hằng biên tập - Huế Symphony: Khúc giao hưởng mới cho du lịch và văn hóa Cố đô - Ảnh 5.

* Hàn Quốc, Trung Quốc… rất thành công khi kết hợp công nghiệp văn hóa với du lịch, góp phần mang lại doanh thu lớn. Bản thân ông có đặt nhiều kỳ vọng vào “Huế Symphony” trở thành một sản phẩm của công nghiệp văn hóa?

– Huế Symphony hội tụ đủ các yếu tố của một sản phẩm công nghiệp văn hóa. Đầu tiên là sự sáng tạo trong âm nhạc, kết hợp nhiều loại hình âm nhạc khác nhau tạo nên trải nghiệm mới lạ cho khán giả, thông qua những hình thức biểu diễn hiện đại, khán giả sẽ được giới thiệu về những nét văn hoá độc đáo của Huế. Để dễ hình dung, hãy cùng tôi tưởng tượng về việc một dàn nhạc hàng đầu thế giới trình diễn tại New York hay London bản nhạc Lý mười thương hay Lý ngựa ô Huế, khi đó, bạn sẽ chắc chắn vô cùng tự hào về vùng đất nơi mình được sinh ra. Thứ hai, chúng tôi hướng đến việc tổ chức đêm nhạc này thường xuyên, trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Huế. Khi là đêm nhạc thường xuyên, các công ty lữ hành và khách sạn cũng sẽ không ngần ngại giới thiệu và quảng bá đến khách hàng hoặc khách lưu trú của họ.

Ngoài ra, Huế Symphony còn tạo cơ hội quảng bá cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực địa phương thông qua các gian hàng lưu niệm xung quanh. Với số lượng khán giả dự kiến lên đến hàng trăm ngàn mỗi năm, những món quà lưu niệm đi kèm đêm nhạc sẽ góp phần gia tăng nguồn thu cho du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quan trọng hơn, sự phát triển của Huế Symphony sẽ là tiền đề cho sự phát triển hệ thống giáo dục âm nhạc tại tỉnh, tạo ra nhiều nhân sự tài năng trong tương lai. Chúng tôi dự kiến sau khi thử nghiệm thành công, Huế Symphony có thể đem về doanh thu hàng tỉ đồng cho ngành du lịch Huế từ năm 2025. Từ đó, tái đầu tư cho giáo dục âm nhạc kết hợp cùng giải trí mà tôi hay gọi là EduTainment (Education – EnterTainment).

* Cuối cùng, ông có thông điệp gì muốn gửi gắm thông qua “Huế Symphony”?

– Tôi tin rằng Huế Symphony xứng đáng là hình mẫu về sản phẩm công nghiệp văn hóa tại Huế – nơi sẽ trở thành kinh đô văn hóa trong thời gian tới. Để đạt được điều này, chúng tôi rất cần sự chung tay của toàn thể hệ thống cơ quan đoàn thể, ban ngành, hội doanh nghiệp và khán giả toàn tỉnh.

Huế Symphony sẽ viết nên câu chuyện của một Huế năng động, hội nhập khi đón vận hội mới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đăng cai năm du lịch quốc gia vào năm 2025, cũng như kỷ niệm 50 năm giải phóng Thừa Thiên Huế. Chúng tôi mong muốn tạo ra một điểm nhấn mới cho hoạt động giải trí về đêm tại Huế, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh và văn hóa Huế ra thế giới.

*  Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện!

Nhận xét từ nhà cái TT88

“Đừng bỏ lỡ màn trình diễn âm nhạc đặc biệt tại Huế Symphony – Bản giao hưởng Cố đô! Sự kiện nghệ thuật tuyệt vời này sẽ diễn ra tại Nhà hát Sông Hương vào ngày 19-20/10, hứa hẹn mang đến cho khán giả trải nghiệm đầy sắc màu và xúc cảm. Với những giai điệu ngọt ngào, lôi cuốn, cuộc hòa nhịp giữa âm nhạc và lịch sử văn hóa Cố đô chắc chắn sẽ làm tan chảy trái tim của mọi người.

Đặc biệt, để thêm phần thú vị cho chuyến đi của bạn tới sự kiện, đừng quên trải nghiệm thế giới giải trí tuyệt vời tại TT88 – nơi mang đến trải nghiệm cá cược thể thao tốt nhất. Với hệ thống giao diện hiện đại, các trò chơi đa dạng và chính sách khuyến mãi hấp dẫn, TT88 là lựa chọn lý tưởng để thư giãn và thử thách bản thân sau những giờ phút trải nghiệm tuyệt vời tại Huế Symphony.

Hãy cùng chúng tôi khám phá vẻ đẹp của âm nhạc và cảm xúc của trò chơi tại TT88! “

Từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất: tt88, tt88 casino, tt88 com, tt88 skin

Chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *